Chuyện kể rằng, 600 trăm năm về trước vùng tây bắc Việt Nam còn chìm sâu dưới lòng biển. Sau ba kỳ vận động tạo sơn cách ngày nay khoảng trên một triệu năm, Hoàng Liên Sơn đột ngột nhô lên thành một dãy núi trùng trùng điệp có ba đỉnh Bạch Mộc Lươn Tử, Phan Xi Păng và Pú Luông.
Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn trùng điệp đó. Theo bản đồ địa lý xuất bản năm 2000, Phan Xi Păng cao 3.143 m so với mực nước biển. Để lên được đỉnh núi du khách hết trèo cao rồi lại xuống sâu rồi bám vào vách dựng đứng mà tiến. Ngoài tuyến đường chính lên đỉnh Phan Xi Păng còn có nhiều đường khác còn gọi là "đường Mèo" cắt ngang - đây là những đường món mà đồng bào Mông thường hay đi lại. Cho đến nay người ta đã tìm ra ba con đường lên đỉnh Phan Xi Păng : Một là đi theo lối đường mòn người Mông theo suối vàng Cát Cát, Hai là đi qua bản Xín Chải và cuối cùng là từ đỉnh đèo Ô Qui Hồ. Đường qua Xín Chải thì dốc hơn, đương Ô Qui Hồ thì đi khó hơn, chỉ có đương đi Cát Cát là hợp lý hơn.
Được ví là "nóc nhà của tổ Quốc" nên ngay cả những người ưa mạo hiểm cũng phải thừa nhận rằng đỉnh Phan Xi Păng vô cùng hiểm trở nhưng cũng không thua kém phần kỳ thú. Khí hậu Phan Xi Păng trong mát quanh năm thích hợp với nhiều loại thực vật, động vậy quí hiếm. Bên cạnh "mỏ vàng" là cây pơ mu, Phan Xi Păng còn có nhiều loại gỗ quí hiếm nổi tiếng như lãnh sam, thiết sam, liễu sam. Xen lẫn với rừng lá kim là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoang anh rực rỡ. Riêng hoa đỗ quyên có tới 4 chi, 20 loài khác nhau , hoa phong lan có 330 loài trên tổng số 643 loài của Viêt Nam....
Ở độ cao 2.963 m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã chinh phục tới đỉnh cao này. Một số vêt đường mòn ở trên sườn núi với độ cao 2000 m mà người Pháp cho xẻ bờ thoát nước ( gọi là talus ) đến nay vẫn còn thấy vết tích đó. Trong quảng cáo cho du lịch Sapa in 1924, cũng nói tới chương trình leo đỉnh Phan Xi Păng. Hồi đó người ta dùng ngựa thồ hành lý đồ ăn và dụng cụ leo núi, đền khi núi quá dốc, ngựa không còn leo được nữa thì đền lượt người Mông thồ hàng lên.
Mãi đến năm 1960 một đoàn chuyên gia địa chất cảu Ba Lan đã lên đỉnh Phan Xi Păng trong một chuyến khảo sát công phu khắp vùng núi tây Bắc.
Sưu tầm : Quốc Thành
Photo : internet
Tag: du lich sapa,tour ghep sapa hang ngay gia re,ve tau ha noi sapa,tour leo fanxinpan,du lich pha-xi-pang 3 ngay 3 dem,sapa 2 ngay 3 dem,leo núi,khach san sapa,hoi kinh nghiem leo fan,